HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI – TÁI CHẾ – XỬ LÝ NƯỚC & CHẤT THẢI

Hệ thống thu gom rác thải

I. Phương tiện vận chuyển

Có đầy đủ các loại xe chuyên dụng các loại để vận chuyển chất thải:

Việt Khải

  • Xe tải thùng kín với nhiều trọng tải khác nhau
  • Xe tải thùng hở với nhiều trọng tải khác nhau
  • Xe tải cẩu với nhiều trọng tải khác nhau
  • Xe tải Xitec với nhiều trọng tải khác nhau
  • Xe tải tự đổ
  • Xe tải đông lạnh với nhiều trọng tải khác nhau
  • Xe đầu kéo và sơmi rơ mooc với nhiều trọng tải khác nhau
  • Nhóm xe vận chuyển khác gồm với nhiều trọng tải khác nhau

II. Phạm vi hoạt động

Toàn bộ các tỉnh thành của nước Việt Nam, đặc biệt khu vực phía Nam. Như khu vực các khu công nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh…

Việt Khải

Phương tiện giám sát an toàn vận chuyển:

  • Lộ trình toàn bộ phương tiện được giám sát bằng thiết bị định vị toàn cầu GPS.
  • Chất thải, hàng hàng hóa trên xe sau khi nhận từ khách hàng được niêm phong bằng SEAL chuyên dụng để bảo an toàn, tránh thất thoát.

Hệ thống kho lưu trữ chất thải

I. Kho tập kết, phân loại và lưu giữ tạm thời chất thải:

Việt Khải

  • Gồm 3 kho lưu giữ. Tổng diện tích lưu giữ chất thải trên 4.200 m2
  • Hệ thống kho được trang bị các thiết bị lưu giữ chuyên dụng (Bao bì, thùng phuy các loại, thùng 1m3…).
  • Có rãnh thu hồi nước thải trong kho, toàn bộ nước thải được dẫn về hệ thống xử lý trung tâm.
  • Có hệ thống báo động, báo cháy, trang bị phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của luật PCCC.

II. Kho lạnh:

  • Chức năng: Lưu giữ chất thải y tế và các loại chất thải cần bảo quản lạnh.
  • Cấu tạo: Là thùng container 20 feet kín với diện tích 15 m2, nhiệt độ bảo quản duy trì dưới 8oC.

Hệ thống xử lý nước thải

I. Hệ thống lò đốt chất thải

Chức năngXử lý bằng phương pháp đốt hủy trong lò đốt 02 cấp các loại chất thải nguy hại rắn, lỏng, bùn. Hệ thống lò đốt có trạng bị hệ thống xử lý khí thải đồng bộ. Khí thải sau khi thải ra môi trường đạt QCVN. Tro xỉ sau quá trình đốt được đưa vào hệ thống ổn định hóa rắn.

– Công suất: 1.000 kg/h/lò Số lượng 02 lò. Công suất đốt tối đa 48 tấn/ngày

– Các chất thải có khả năng xử lý: Các loại bùn thải; Các loại cặn thải; Các loại dịch cái thải; Bao bì, giẻ lau, vải chứa thành phần nguy hại; Các loại chất hấp thụ, bã lọc; Các loại mực in, cặn sơn; Chất thải y tế; Các loại hóa chất thải; Các loại hóa chất phục vụ nông nghiệp; Các chất thải nhiễm thành phần nguy hại khác.

Việt Khải

Quy trình xử lý:

  • Chất thải cần thiêu huỷ từ các chủ nguồn thải  được vận chuyển về nhà máy. Sau khi phân loại được tập kết về khu vực lò đốt.
  • Chất thải được đưa vào lò đốt, qua buồng đốt sơ cấp – tiến hành quá trình nhiệt phân chất thải ở nhiệt độ 650-850oC thành thể khí.
  • Khí nhiệt phân từ buồng sơ cấp được đưa qua buồng thứ cấp, ở đây tiếp tục được đốt cháy nhờ béc đốt dầu D.O. Nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp  được duy trì ở 1.050-1.200 oC. Nhờ nhiệt độ cao và thời gian lưu khí trong buồng đốt đủ lâu (hơn 2s) đảm bảo tiêu hủy các chất thải độc hại có trong khí thải.
  • Khí thải sau khi được tiêu hủy qua buồng đốt thứ cấp được giải nhiệt cưỡng bức để tránh tạo ra các khi độc hại. Tiếp tục được xử lý ở các thiết bị xử lý khí thải. Khí thải đạt quy chuẩn môi trường được thải ra ngoài bằng ống khói cao 32m.
  • Tro xỉ sau quá trình thiêu huỷ được chuyển qua hệ thống ổn định hoá rắn. Sản phẩm sau hoá rắn (gạch Block) được lưu kho sau đó có thể tận dụng làm vật liệu xây dựng.

II. Hệ thống xử lý nước và chất thải lỏng

–  Chức năng: Xử lý các loại nước thải và chất thải lỏng từ các chủ nguồn thải và nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy. Nước thải sau xử lý đạt QCVN Cột B. Bùn thải sau quá trình xử lý nước sẽ được chuyển sang lò đốt để tiêu hủy.

–  Công suất: 6m3/h – Công suất tối đa 144 m3/ngày.đêm.

–  Các chất thải có khả năng xử lý: Bazơ thải và chất thải có tính bazơ; Axit thải và chất thải tính axit; nước thải nhiễm dầu; nước thải xi mạ; Các loại nước thải khác từ các chủ nguồn thải.

Việt Khải

–  Quy trình xử lý:

  • Nước thải thu gom từ các nhà máy được vận chuyển bằng xe chuyên dụng và chứa vào các bể chứa. Bể chứa được cấp khí ở đáy bể nhằm đảo trộn đồng đều các chất ô nhiễm trong nước thải và oxy hóa một phần các chất ô nhiễm dễ bị oxy hóa.
  • Nước thải từ bể chứa được bơm lên bể xử lý hoá lý. Nước trong sẽ tiếp tục được xử lý theo quy trình trên 2 cấp nữa trước khi chuyển sang công đoạn xử lý sinh học. Bùn thải từ bể chứa bùn hóa lý được đưa sang máy ép bùn, bùn khô từ máy ép bùn được đưa vào lò đốt chất thải nguy hại của nhà máy. Tro xỉ sau đốt được ổn định hoá rắn.
  • Nước thải sau khi sử lý sinh học được lọc áp lực để loại bỏ các thành phần cặn lơ lững trong nước, sau đó được khử trùng Nước sau xử lý đạt QCVN có thể thải vào nguồn tiếp nhận.

III. Hệ thống xử lý bóng đèn thủy ngân

–  Chức năng: Xử lý triệt để bóng đèn huỳnh quang (bóng đèn neon) thải bỏ trong một quy trình khép kín nhằm đảm bảo không làm phán tán hơi thủy ngân trong bóng đèn vào môi trường.

–  Công suất: 120 bóng/ giờ (tương đương 24 kg/h).

–  Các chất thải có khả năng xử lý: Bóng đèn các loại, các loại chất thải có chứa Hg (dạng thủy tinh).

Việt Khải

–  Quy trình xử lý:

  • Bóng đèn huỳnh quang thải được đưa vào buồng nghiền đập. Hệ bơm chân không hoạt động sẽ tạo áp suất thấp trên toàn bộ hệ thống máy xử lý và đồng  thời cấp nước rửa để rửa sạch lớp bột phủ huỳnh quang của bóng đèn.
  • Máy nghiền hoạt động làm nhiệm vụ đập vỡ bóng và nghiền nhỏ phần thuỷ tinh tới kích thước 3-4 mm và đi qua phần lưới lọc xuống buồng chứa thuỷ tinh vụn. Phần kim loại, thuỷ tinh bị nghiền nhỏ được rửa sạch bằng nước và thải ra ngoài qua các cửa thu phế liệu và đem ổn định hoá rắn.
  • Do trong quá trình rửa một phần Hg sẽ đi vào nước rửa, vì vậy nước rửa sẽ được đưa qua cột hấp phụ được nhồi đầy than hoạt tính, tại đây Hg sẽ được hấp phụ hết và nước rửa sẽ được bơm tuần hoàn trở lại hệ thống thiết bị tạo một chu trình làm việc khép kín tiết kiệm nước.

VI. Hệ thống ổn định hóa rắn

–  Chức năng: Bê tông hóa các chất thải (tro, xỉ, các chất thải không thể phân hủy bằng lò đốt) nhằm giảm thiểu khả năng phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường.

–  Công suất: 1.500 kg/h

–  Các chất thải có khả năng xử lý: Các loại tro xỉ, bùn thải, bột đá mài, các chất thải dạng rắn khác…

–  Quy trình xử lý:

  • Tro thải từ lò đốt (tro xỉ)  và chất thải thu gom từ các chủ nguồn thải (bụi khí thải, các vật liệu cách nhiệt, chịu nhiệt…) được tập kết ở khu vực hóa rắn. Chất thải cần hóa rắn sẽ được đưa lên hệ thống băng chuyền để tuyển từ tách các kim loại có từ tính. Sau đó được nghiền và đập vụn bằng máy nghiền hoặc đầm tay. Sau khi nghiền sẽ được đưa lên máy sàn rung, tại máy sàn các thành phần có kích thước nhỏ được tách ra chuyển sang bộ phận hóa rắn. Còn các thành phần có kích thước lớn sẽ được quay lại để tiến hành nghiền, đập vụn. Khi cần thiết có thể được tuyển từ lại.
  • Các loại chất thải hóa rắn sau khi được sơ chế ở công đoạn trên có kích thước nhỏ sẽ được đưa vào hệ thống trộn cung với các vật liệu hóa rắn khác như cát, đá xi măng. Cấp phối cho việc ổn định hóa rắn phải đảm bảo mác lớn hơn 100. Sau khi được phối trộn sẽ được cho vào khuôn đóng và được ép ở lực ép 150 – 200 kg/cm2. Đảm bảo các thành phần nguy hại được ổn định trong khối bê tông.
  • Sản phẩm hóa rắn được tập kết lưu trữ, định kỳ được lấy ngẫu nhiên để tiến hành kiểm tra chất lượng.Sản phẩm ổn định hóa rắn sau khi được kiểm tra sẽ có thể được sử dụng vào mục đích nội bộ. 

Hệ thống xử lý chất thải

I. Hệ thống súc rửa thùng phuy và bao bì

–  Chức năngXử lý các loại thùng phuy và bao bì nhiễm chất thải nguy hại, tái chế thành thùng phuy và bao bì mới để cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng
–  Công suất350 kg/h
–  Các chất có khả năng xử lýBao bì cứng các loại, thùng phuy sắt, phuy nhựa, bồn 1m3, bồn chứa các loại…

Việt Khải
–  Quy trình xử lý:

  • Tất cả các loại bao bì (thùng phuy, can nhựa, thùng sắt các loại…) sau khi thu gom từ các chủ nguồn thải sẽ được tập kết trong kho. Các hóa chất trong bao bì sẽ được lấy triệt để ra ngoài bằng cách dùng mùn cưa, hoặc giẻ lau để thấm hút. Mùn cưa và giẻ lau được tập kết về hệ thống lò đốt để thiêu hủy. 
  • Sau đó bao bì được xúc rửa bằng hoá chất: Các bao bì có kích thước lớn (phuy sắt, phuy nhựa) sẽ được súc rửa được cho vào các máy quay ly tâm, hóa chất (dung môi, hóa chất tẩy rửa) được cho vào trong bao bì cùng với các vật liệu chà (bi sắt, sắt cạnh) để tẩy rửa lớp trong của bao bì, đối với các bao bì nhỏ có thể dùng bằng tay để súc. Sau khi súc rửa bằng hóa chất và vật liệu chà, ta dùng máy bơm áp lực để bơm nước súc rửa lại cho sạch bao bì. Các bao bì sau khi được súc rửa bằng nước sẽ được hút chân không, làm khô bề mặt trong của bao bì. Mặt  ngoài của bao bì được chà kỹ bằng máy chà tay đảm bảo các tem nhãn của bao bì phải được tẩy sạch sau đó rửa sạch. Bao bì sẽ được gia công các chỗ móp để đảm bảo tính thẩm mỹ của bao bì. Bao bì này sau khi xử lý xong sẽ tận dụng làm bao bì chứa hoặc bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng.

II. Hệ thống xử lý, thu hồi dung môi

–  Chức năng: Xử lý các dung môi thải bỏ, thu hồi dung môi sạch làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác hoặc tận dụng làm nhiên liệu cho lò đốt.
–  Công suất500 kg/h.
  Các chất có khả năng xử lý: Dung môi thải và chất thải chứa dung môi.

Việt Khải
–  Quy trình xử lý:

  • Dung môi thải dạng lỏng sau khi được thu gom vào các bể chứa sẽ được bơm lên tháp chưng cất 1 và được gia nhiệt lên 200oC. Hơi dung môi sẽ bay lên và thu hồi tại đỉnh tháp nhờ bồn làm lạnh ngưng tụ 1. Dung môi thu được qua tháp chưng lần 1 là hỗn hợp nhiều loại dung môi trong đó còn chứa một số lượng nước sau chưng cất được chứa vào bồn chứa. Từ bồn hỗn hợp dung môi được bơm tiếp lên tháp chưng 2 và tiếp tục được gia nhiệt. Ứng với mỗi loại dung môi sẽ có nhiệt độ bay hơi khác nhau. Ta điều chỉnh nhiệt độ tương ứng để thu từng loại dung môi. Dung môi thu được đi qua bồn làm lạnh để ngưng tụ rồi đưa vào bồn chứa thành phẩm.
  • Cặn bẩn lẫn trong dung môi đầu vào (phần không bay hơi) phát sinh tại chưng cất được thu gom đưa đi đốt trong lò đốt CTNH.
  • Dung môi thành phẩm bán lại cho các cơ sở pha chế sơn, dùng làm dung môi tẩy rửa.

III. Hệ thống xử lý dầu thải và chất thải nhiễm dầu

–  Chức năng: Xử lý các loại dầu nhớt thải bỏ, sản phẩm tạo thành là dầu làm nhiên liệu, nhớt cung cấp cho các đơn vị có chức năng tái chế hoặc dùng làm nhiên liệu cho lò đốt.

  Công suất: 500kg/h

–  Các chất thải có khả năng xử lý: Chất thải nhiễm dầu, dầu nhớt thải, dầu tổng hợp, dầu thủy lực, dầu hộp số, dầu động cơ, dầu truyền nhiệt và các loại dầu nhớt khác.

Việt Khải

–  Quy trình xử lý:    

  • Dầu thải và chất thải nhiễm dầu  đã qua sử dụng, thu gom từ các chủ nguồn thải sẽ được tiến hành phân loại  sau đó bơm lên tháp chưng cất.
  • Tại tháp chưng, dầu thải được khuấy trộn với phụ gia và  được gia nhiệt bằng điện trở lên nhiệt độ thích hợp để loại nước. Sau đó hỗn hợp được bơm sang thùng lắng rồi để yên cho đến khi lắng tách. Lớp dầu phía trên được hút gạn ra, cặn bùn dưới đáy được rút ra theo đường xả đáy. Tùy vào mức độ bẩn của dầu thải, lớp cặn bùn có thể để nguyên ở đáy bể sau một vài lần lắng rồi mới lấy ra và được đem đi đốt trong lò đốt CTNH.
  • Dầu sạch được dẫn về thùng chứa lưu trữ chờ đưa vào sử dụng với mục đích cần thiết: tận dụng làm nhiên liệu cho lò đốt hoặc cung cấp cho đơn vị có nhu cầu. 

VI. Hệ thống tái chế dầu F.O

–  Chức năng: Xử lý nhựa và cao su thải, sản phẩm tạo thành là dầu F.O và khí GAS. Dầu F.O có thể bán hoặc làm nhiên liệu cho lò đốt, khí GAS để làm nhiên liệu cho lò đốt.

–  Công suất: 400 kg/h.

  Các chất thải có khả năng xử lý: Nhựa, nylon, cao su thải các loại.

–  Quy trình xử lý:

  • Sau khi nhựa, cao su phế  thải đã được tách các tạp chất sẽ được băm  nhỏ đến kích thước thích hợp (khoảng 1 – 2 cm). Sau đó, nguyên liệu được các thiết bị cấp liệu và định lượng đều đặn đưa vào thiết bị nhiệt phân kết hợp với phụ gia đặt biệt.
  • Tại thiết bị nhiệt phân, dưới tác dụng của nhiệt độ cao 3000C – 4000C, quá trình thăng hoa sẽ xảy ra, sinh ra hỗn hợp khí gồm khí nặng và khí nhẹ và sản phẩm khác. Hỗn hợp khí nặng được đưa sang thiết bị ngưng tụ, khí nhẹ (khí thải) được đưa về buồng đốt sơ cấp của lò đốt, sản phẩm rắn từ thiết bị nhiệt phân được đưa sang lò đốt chất thải. Tại thiết bị ngưng tụ, phần khí có khả năng ngưng tụ sẽ được ngưng tụ và chuyển sang tách nước, sau đó thu dầu F.O.
  • Phần khí không ngưng được tuần hoàn lại thiết bị nhiệt phân.
  • Dầu thu hồi được tận dụng làm nhiên liệu để đốt lò, giảm chi phí sử dụng dầu D.O.

V. Hệ thống tách, thu hồi kim loại

–  Chức năng: Xử lý bùn thải, và chất thải có chứa kim loại, thu hồi muối kim loại và kim loại hoàn nguyên để cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu.

–  Công suất: 750 kg/h.

–  Các chất thải có khả năng xử lý: Bùn thải, chất thải có chứa kim loại.

Việt Khải

–  Quy trình xử lý: 

  • Các loại chất thải có chứa kim loại ( Bùn thải, chất thải lỏng, hóa chất,…) thu gom từ các chủ nguồn thải được tiến hành phân loại dựa vào thành phần kim loại đặt trưng. Sau đó được bơm lên tháp pha mẫu, tại đây máy đo pH  có thể đo và điều chỉnh pH hợp lý trong bể, tại tháp phá mẫu, các kim loại sẽ được tan trong môi trường pH hợp lý.
  • Phần không tan sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Tại đây máy ép bùn sẽ hút bùn lên và ép. Phần bùn sau ép sẽ chuyển sang lò đốt, dung dịch sau ép sẽ được bơm lên tháp tuyển. Phần dung dịch sẽ được tiến hành phân kim, xử lý để tạo ra các sản phẩm.
  • Các sản phẩm sau hệ thống này: Kim loại sẽ tận dụng phế liệu, còn các muối kim loại có thể cung cấp cho các đơn vị xi mạ hoặc cung cấp cho các nhà máy làm phân bón, xử lý nước.

Hệ thống phá dỡ ắc quy và tái chế chì thải

–  Chức năng: Xử lý các bình ắc quy, thu hồi phế liệu.

–  Công suất: 500 kg/h.

–  Các chất thải có khả năng xử lý: Bình ắc quy các loại, chất thải chứa chì. 

–  Quy trình xử lý:

Việt Khải

Quy trình xử lý bình ắc quy:

  • Bình ắc quy được ngâm tẩy và súc rửa sạch sẽ trước khi được phá hủy, sau khi phá hủy sẽ được phân loại từng thành phần, phần kim loại và nhựa sạch sẽ được tận dụng làm phế liệu.
  • Phần nước ngâm rửa sẽ thu hồi về hệ thống XLN để xử lý.

Quy trình tái chế chì thải: 

  •  Phế thải chứa chì trong các bình ắc quy, các bảng vi mạch điện tử và các phế phẩm công nghiệp sử dụng chì được phân loại, bóc tách phần nhựa, cáp điện và các loại vật chất khác không có chì bán lại cho đơn vị tái chế. Sau đó, các phần vật chất chứa chì và hợp chất của chì sẽ được đưa vào máy cắt, nghiền trước khi đưa vào lò. Vật liệu sau nghiền sẽ được phối liệu theo tỷ lệ nhất định với than cốc và đưa vào lò nấu/tái chế chì chuyên dụng và được nung chảy ở nhiệt độ  300oC-350oC.
  • Lò nấu có cấu tạo 2 cửa, 1 cửa nạp nguyên liệu và 1 cửa rót sản phẩm. Chì lỏng được rót vào máng và được dẫn đưa vào khuôn để đúc thành thỏi và nhập kho chờ tái sử dụng vào mục đích cần thiết.
  • Khí thải trong quá trình tái sinh chì được dưa qua hệ thống xử lý khí trước khi thải ra môi trường.

Hệ thống ngâm tẩy và súc rửa kim loại, nhựa

–  Chức năng: Tẩy rửa các loại phế liệu có nhiễm thành phần nguy hại. Phế liệu sạch tận dụng bán phế liệu.

–  Công suất: 1.500 kg/h.

–  Các chất thải có khả năng xử lý: Kim loại, phế liệu nhiễm thành phần nguy hại.

–  Quy trình xử lý: 

Phế liệu nhiễm thành phần nguy hại được tẩy rửa theo mẻ. Sau khi đưa về khu vực tẩy rửa, phế liệu  được đưa vào thùng chứa, đóng nắp thùng sau đó trải qua các bước tẩy rửa sau:

  • Tẩy rửa tại bể ngâm tẩy bằng hóa chất: Dùng Palang cẩu thùng cho từ từ vào bể nhâm tẩy bằng hoá chất  đảm bảo sục khí của bể ngâm tẩy phải luôn mở. Phải đảm bảo  thùng phải được ngâm trong bể ngâm tẩy ít nhất 20 phút. Trước khi lấy thùng ra, phải nâng lên hạ xuống ít nhất 3 lần để dầu mỡ, CTNH được tách ra hẳn khỏi kim loại. Định kỳ phải thêm dung dịch tẩy rửa cho đủ vào bể.
  • Tẩy rửa bằng bể chứa nước sạch: Sau khi cho thùng vào bể ngâm tẩy bằng hóa chất, dùng Palang móc vào thùng, cẩu thùng cho từ từ vào bể chứa nước sạch đảm bảo sục khí của bể nước phải luôn mở.
  • Để ráo: Cẩu thùng vào vị trí để khô ráo. Khi nước trong thùng đã hết, cẩu thùng ra, mở khóa thùng, tập kết phế liệu sạch khu vực quy định.
  •  Nước chứa dung dịch tẩy rửa dầu mở và nước sạch sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước để xử lý. 

Hệ thống tháo dỡ và tiền xử lý linh kiện điện tử

–  Chức năng: Hệ thống có chức năng xử lý, thu hồi một số kim loại quý trong chất thải điện tử thải bỏ. Kim loại thu hồi được ở dạng bột kim loại hoặc ở dạng muối.

–  Công suất: 500 kg/h.

–  Các chất thải có khả năng xử lý: Thiết bị điện tử (dân dụng, gia dụng và công nghiệp), linh kiện điện tử các loại, các bản mạnh điện tử, bavia bản mạch…

Việt Khải

–  Quy trình xử lý:

  •  Các linh kiện, thiết bị điện điện tử như: ti vi, tủ lạnh, máy tính… (trung bình có chứa khoảng 1-3% theo khối lượng là bản mạch) được công nhân tháo giỡ thủ công (kìm, búa, tuốc nơ vít, mỏ hàn…) và phân tách ra các thành phần: bản mạch, nhựa, kim loại (sắt, đồng, nhôm…), thủy tinh và một lượng nhỏ các thành phần khác không tận dụng được. 
  • Phần nhựa, kim loại, thủy tinh sau khi được phân loại, làm sạch tận dụng phế liệu.
  • Phần không tận dụng được đưa vào đốt trong lò đốt CTNH hoặc hóa rắn.
  • Phần bản mạch tiếp tục được tháo giỡ các IC, tụ điện, điện trở… Bản mạch sau đã hết các linh kiện được tách các kim loại quy tại hệ thống thu hồi kim loại.
  • Phần không tận dụng được đem đốt hoặc hoá rắn.

DỊCH VỤ CHỦ LỰC

TIN NGÀNH TÁI CHẾ

TIN NGÀNH PHẾ LIỆU